14 loại cây thuỷ sinh đẹp cho bể phong cách Hà Lan

Cây thuỷ sinh trong bể Hà Lan thường sử dụng các loài cắt cắm bởi màu sắc sặc sỡ và tốc độ phát triển nhanh. Bên cạnh đó kích thước của từng loại cây khi trưởng thành cũng ảnh hưởng đến bố cục của bể Hà Lan. 

Bố cục trải cây thuỷ sinh nên sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Các cây mọc chậm và thấp ở tiền cảnh, cây cao vừa ở trung cảnh, các cây lớn nhanh trồng ở hậu cảnh. 

Bố cục cây trồng cũng nên xen kẽ, tạo nên các khe hở vừa đủ giúp bạn nhìn thấy các dãy cây trồng phía xa mà không bị lấn át hay mất thẩm mỹ. Trồng cây thuỷ sinh thành các dáng hình vòng cung, hình con đường cong sẽ tạo nên chiều sâu cho không gian bể.

Dòng cây thuỷ sinh thường được sử dụng trong bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan tại Việt Nam có thể kể tới như:

Rotala indica (Vảy ốc)

  • Tên khoa học: Rotala indica
  • Ánh sáng: Trung bình/ Mạnh
  • Nhiệt độ: 18-29˚C, nhiệt độ phát triển tốt nhất 22-27˚C
  • Dinh dưỡng: Trung bình/Cao
  • Tốc độ phát triển: Trung bình
  • Chăm sóc: dễ chăm sóc nên để ánh sáng vừa phải khi mới trồng cây
  • Co2: nhiều Co2 cây sẽ phát triển tốt.
  • Vị trí trồng: Trung Cảnh

Vẩy ốc ấn độ lúc mới được tìm thấy cây được đặt tên là rotala sp “bonsai”. Sau khi dựa vào sự phát triển và hoa của cây, Các nhà khoa học đã đặt tên chính xác lại là rotala indica. Vảy ốc ấn độ phát triển trong môi trường thuỷ sinh khá giống với họ Bacopa caroliniana, với thân cây dầy thẳng, khó phân nhánh và lá tròn. Đây cũng là dòng vẩy ốc có cấu tạo lá hoàn toàn khác với các loại vẩy ốc khác với hình thái lá tròn trong khi các loại vẩy ốc khác đều có hình thái lá mảnh, dài dưới nước.

Vẩy ốc ấn độ được trồng tốt nhất thành một khóm ở phía trước hoặc trung cảnh của bể thuỷ sinh. Cây phù hợp trồng trong những bể có kích thước nhỏ. Ở những bể lớn, chúng ta phải trồng một khóm lớn để có thể tạo lên một bụi đẹp và hài hoà.

Dưới ánh sáng trung bình cây sẽ cho lá màu xanh, nhưng với ánh sáng mạnh và nhiều cây sẽ chyển dần sang màu vàng, đỏ. Vẩy ốc ấn độ khi thiếu sáng sẽ vươn cao và dụng lá nhiều phía dưới.

Lobelia cardinalis (Hồng ba tiêu)

  • Loại cây: Cắt cắm
  • Nhiệt độ: 20-30˚ C
  • Ánh sáng: Cao
  • Tốc độ phát triển: Chậm
  • Độ khó: Dễ
  • Nguồn gốc: Bắc Mỹ
  • Vị trí trong bể: Tiền hoặc trung cảnh

Cây Hồng Ba Tiêu chỉ nhận được nó khi đã trưởng thành. Trong bể cá, màu tím của lá sẽ tan dần và chuyển sang màu xanh lục nhạt.Cây Hồng Ba Tiêu cây đạt chiều cao tối đa khoảng 4 – 8 inch (10 – 20 cm) khi được trồng trong điều kiện ngập nước , vì vậy rõ ràng lý do tại sao nó được ưa chuộng làm cây trung cảnh hoặc tiền cảnh.

Ngoài ra, mức độ tiếp xúc với ánh sáng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của cây này. Mức độ ánh sáng cao làm cho nó trông rậm rạp và nhỏ gọn hơn trong khi ánh sáng yếu làm cho nó phát triển một cách đáng sợ và mảnh mai.

Những đặc điểm thú vị này đã khiến loài này trở nên phổ biến và có một vị trí xứng đáng trong trái tim của người Hà Lan. Do đó, Cây Hồng Ba Tiêu thường được tìm thấy trong các bể cá của Hà Lan, thường được đặt ở phần trung cảnh và tiền cảnh.

Limnophila aquatica (Đại bảo tháp)

  • Tên khoa học: Limnophila aquatica
  • Nhiệt độ : 15 – 30 độ C
  • gH, kH : Không ảnh hưởng nhiều
  • Thích hợp trồng: Hậu cảnh
  • Ánh sáng: Yêu cầu trung bình – cao
  • Co2: Yêu cầu trung bình
  • Sinh trưởng: Nhanh
  • pH trị: 6 – 7
  • Xuất xứ: Châu Á

Cây thủy sinh xinh đẹp này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Những chiếc lá xanh nhạt có cấu trúc tốt tương phản rất độc đáo so với các loài cây khác. Cây không đòi hỏi cao, tuy nhiên sẽ phát triển tốt nhất khi phun CO2 cũng như cung cấp chất dinh dưỡng tốt với phân bón lỏng hoặc trên giá thể. Dưới ánh sáng đầy đủ, cây phát triển theo chiều ngang, tạo thành một số lượng lớn các chồi bên, khiến Đại Bảo Tháp Lá Nước trông rất rậm rạp.
Tốt nhất cây nên được trình bày trong một nhóm gồm nhiều thân cây. Trong các bể mở, Đại Bảo Tháp Lá Nước có thể hình thành chồi với những bông hoa nhỏ màu xanh trên mặt nước.

Bacopa caroliniana (Lệ nhi)

  • Tên khoa học: Bacopa caroliniana
  • Xuất sứ: Nam Mỹ
  • Ánh sáng: Trung bình-Mạnh
  • Nhiệt độ: 18-28˚C
  • Dinh dưỡng: Cao
  • Chăm sóc: Dễ
  • Tốc độ phát triển: nhanh
  • Vị trí: Trung và hậu cảnh
  • Co2: Có

Cây Lệ Nhi có nguồn gốc từ phía Nam nướ Mỹ, xuất hiện nhiều ở các vùng đầm lầy cả trên cạn và dưới nước. Một trong những đặc trưng của dòng cây này là có mùi hương chanh rất thơm phát ra khi thân cây bị dập nát. Cây phát triển tương đối nhanh và cần nhiều ánh sáng khi phát triển.

Cây đòi hỏi dinh dưỡng tốt và nếu cung cấp thêm Co2 rồi dào cây sẽ phát triển nhanh. Lệ nhi có màu sắc từ xanh đến nâu nhạt, khi nồng độ phốt phát thấp cây sẽ chuyển sang mầu hồng nhẹ.

Việc nhân giống Lệ nhi rất đơn giản, chúng ta chỉ cần tỉa cành rồi cắm xuống đất lên là cây lại phát triển bình thường.

Lệ nhi thường được bố trí trồng ở phần trung hoặc hậu cảnh, cây sẽ đẹp khi được bố trí kiểu ruộng bậc thang (cây phía trước thấp hơn cây phía sau). Cây được sử dụng nhiều ở các bể thủ sinh phong cách Hà Lan.

Alternanthera reineckii (Huyết tâm lan)

  • Tên khoa học: Alternanthera Reineckii “Rosaefolia”
  • Cấu trúc cây: Thân dài
  • Họ: Amaranthaceae
  • Chi: Alternanthera
  • Vùng: Trung Mỹ và Nam Mỹ
  • Chiều cao: 20 – 30 cm
  • Chiều rộng:10 – 15 cm
  • Tốc độ phát triển: Trung bình
  • Mọc trên cạn: Có thể
  • Độ khó: Trung bình
  • Bố trí: Hậu cảnh
  • Ánh sáng: Trung bình
  • Nhiệt độ:17 – 28°C
  • Độ cứng nước: Mềm – cứng
  • Độ pH: 5 – 8

Huyết Tâm Lan là một trong những loại cây thủy sinh rất được yêu thích trong giới chơi thủy sinh vì màu sắc bắt mắt và rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Huyết tâm lan thường được sử dụng làm trung cảnh và tiền cảnh rất tốt.

Hiện nay trên thế giới đã phát hiện 5 giống khác nhau của Alternanthera reineckii đã được nuôi cấy. Trong số đó, Alternanthera reineckii “Mini” hay Huyết Tâm Lan mini là giống tương đối dễ trồng và là giống phổ biến nhất. Loài cây này được các anh em chơi thủy sinh sử dụng khá nhiều trong bể thủy sinh bởi đặc tính và màu sắc đỏ cực kỳ đẹp mắt của chúng.

Huyết Lâm Lan là một trong những loài cây cắt cắm tương đối dễ trồng, dành cho các bể cá nhỏ đến lớn đều phù hợp. Cây có màu sắc đỏ đậm hay nhạt phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, để cây cho ra màu sắc đỏ đậm màu mận chín chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những loại đèn có màu sắc đa dạng như đèn RGB

Java (Rêu Java)

  • Tên thường gọi: Rêu Java
  • Tên khoa học: Vesicularia dubyana
  • Nguồn gốc: Trong các ghi chép thì nó xuất xứ từ Đông Nam Á.
  • Nhiệt độ thích hợp: 20 – 28°C
  • Điều kiện ánh sáng: Vừa và mạnh
  • Tốc độ phát triển: Nhanh
  • Độ khó: Dễ

Rêu thuỷ sinh chắc hẳn là không còn quá xa lạ gì đối với các bạn yêu thuỷ sinh. Rêu JAVA (hay còn gọi rêu cá đẻ) là một loài thực vật thuỷ sinh khá là dễ chăm sóc và nuôi dưỡng.

Cũng như các loại rêu khác thì Java là loại rêu cần nhiệt độ và ánh sáng hơn là cần chất dinh dưỡng. Theo nhiều lần thử dù rêu đc trồng trong bể cá thông thường thì lượng chất dinh dưỡng từ chất thải của cá cũng đủ làm cây sinh trưởng. Tuy nhiên để cần có màu xanh đẹp cũng như ít bị rêu hại bám quanh thì các bạn cần xem xét các yếu tố khác của bể

Ammania gracilis (Hồng liễu đỏ)

  • Độ khó: Trung bình
  • Bố trí: Trung cảnh, hậu cảnh
  • Ánh sáng: cao
  • Nhiệt độ: 23-32 °C
  • Độ cứng nước: Rất mềm – cứng
  • Độ pH: 5-8
  • Cấu trúc cây: Thân dài
  • Họ: Lythraceae
  • Chi: Ammannia
  • Vùng: Tây Phi
  • Chiều cao: 30-80 cm
  • Chiều rộng: 20-50 cm
  • Tốc độ phát triển: Nhanh
  • Mọc trên cạn: Có thể

Cây thủy sinh Hồng Liễu là một trong những dòng cây thủy sinh được rất nhiều người yêu thích sử dụng cho bể thủy sinh. Với màu hồng đỏ cực đẹp của mình, dòng cây này được rất nhiều người chơi bể thủy sinh phong cách Hà Lan yêu thích. Màu sắc ấn tượng và độc đáo là điểm cộng lớn, nên được nhiều người chơi mua về và sử dụng để tạo điểm nhấn cho chiếc bể thủy sinh của mình.

Cây lớn và nhiều màu sắc này khi gặp điều kiện môi trường phát triển tốt sẽ phát triển nhanh và mọc hướng lên mặt nước. Cắt tỉa phần ngọn và trồng lại những phần ngọn khỏe mạnh. Nhân giống được thực hiện bằng cách loại bỏ các cành bên từ cây chính bằng kéo.

Cây Hồng Liễu với kích thước khi phát triển hoàn chỉnh sẽ rất phù hợp với vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh của hồ lớn hơn 20 gallon (76 lít). Cây có thể làm nổi bật thêm màu sắc của các hồ trong mọi bố cục. Cây được sử dụng nhiều trong các hồ có phong cách Hà Lan và thường được dùng để tạo sự tương phản với các cây có sắc màu xanh.

Hygrophila corymbosa stricta (Đại liễu lùn)

  • Họ: Acanthaceae
  • Nguồn gốc: Đông Nam Á
  • Chiều cao: 3 – 5 cm
  • Tán rộng: 5 – 10 cm
  • Yêu cầu ánh sáng: Trung bình
  • Nhiệt độ: 20-28 °C
  • Độ cứng: Từ mềm đến rất cứng
  • Độ PH: 5,5-8
  • Tốc độ phát triển: Nhanh
  • Độ khó: Dễ

Đây là một loại cây rất đẹp trong bể thủy sinh. Ở môi truờng cạn, chúng có lá màu tím sẫm hoặc thậm chí đỏ, ra hoa màu tím rất đẹp và có chiều cao tương đối. Khi xuống nước thì lá cây bắt đầu chuyển sang màu xanh, mọc tốt nhất khi buộc vào một giá thể và không cắm rễ xuống nền. Có thể tách nhánh thành nhiều cây. Cây không cần quá nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Tất cả các loại Hygrophila corymbosa đều có thể dùng làm cây thủy sinh. Có rất nhiều dạng và màu sắc. Nhiệm vụ của chúng ta là mô tả càng chi tiết càng tốt và có thể xác định chính xác loại nào chúng ta đang đặt hàng. Với môi trường không có Nitrate và Phosphate (No3 và PO4) cây có màu xanh sáng. Trong môi trường thừa chất dinh dưỡng cây có màu tím hoặc đỏ.

Hygrophila difformis (Thuỷ cúc)

  • Tên Khoa Học: Hygrophila difformis
  • Họ: Acanthaceae
  • Kích Thước: 20-50 cm
  • Ánh Sáng: TB-Cao
  • Nhiệt Độ: 22-30
  • Độ pH: 5-9
  • Tốc Độ Phát Triển: Nhanh
  • Cấp Độ: Dễ

Cây thủy cúc – Hygrophila difformis là một loại cây đẹp được trồng nhiều trong các hồ thủy sinh. Cây thường được tìm thấy ở các vùng đầm lầy ở miền nam châu á, có hình dạng mọc thẳng hoặc dạng leo khi trên mặt nước. Dưới mặt nước thủy cúc có dạng là như rau tần ô ở Việt Nam.

Cây thủy cúc là loại cây cắt cắm dễ trồng nhất và luôn là lựa chọn số 1 cho những người mới bắt đầu chơi thuỷ sinh.

Hầu hết những người mới chơi thường sẽ không mua luôn một bộ bình co2, nhưng vẫn muốn trồng cây, thì Thuỷ cúc chính là giải pháp.

Hydrocotyle leucocephala (Rau má hương)

  • Tên khoa học: Hydrocotyle sibthorpioides
  • Ánh sáng: Trung bình
  • Nhiệt độ: 18-28˚C, cây phát triển tốt nhất khoảng 22-27˚C
  • Dinh dưỡng: Trung bình
  • Co2: Có cây sẽ phát triển tốt
  • Tốc độ phát triển: nhanh
  • Vị trí trồng: tiền hoặc trung cảnh.

Rau Má Hương, hoặc cỏ rau má, là một loại cây leo mọc thấp có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi, đã được phát triển và có mặt nhiều nơi có khí hậu ấm hơn trên thế giới. Rau Má Hương có khả năng thích nghi cao và có thể sống trên đất khô cũng như trong các vùng nước. Nó được coi là một loại cỏ dại xâm lấn trong các bãi cỏ, các khu vực đầm lầy và trên các bờ sông nhỏ và các khe nước ở nhiều vùng.

Trong bể thủy sinh, Rau Má Hương là một loại cây ưa sáng và có tốc độ phát triển theo chiều dọc. Nó cần nhiều ánh sáng để phát triển khỏe mạnh và đạt kích thước tối đa. Để trồng Rau Má Hương thành công, việc phun CO2 cũng là điều bắt buộc (20-30 mg / l), cũng như cung cấp thường xuyên nitrat, phophate, sắt và vi lượng. Mức phốt phát cao giúp ngăn ngừa tảo đốm xanh hình thành trên lá. Rau Má Hương không thể được nuôi trồng trong các bể có ánh sáng yếu và không được bổ sung CO2 vì nó sẽ phân hủy và chết ở đó. Trong các bể có ánh sáng mạnh và nguồn cung cấp CO2 và dinh dưỡng dồi dào, loài này có thể phát triển thành sinh trưởng rất nhanh.

Didiplis Diandra (Ngưu đốn thảo)

Didiplis diandra, có tên thông thường là Diandra, xuất phát từ Bắc Mỹ và có thể phát triển đến chiều cao từ 10 cm – 15 cm. Những ngọn có màu đỏ rất đẹp xuất hiện khi có ánh sáng mạnh. Ngưu đốn thảo là một loại cây thân mảnh độc đáo với cấu trúc lá hình chữ thập. Là những hình dạng lá độc đáo khiến cho nó trở thành một sự tương phản xuất sắc trong hồ cá của bạn. Ngưu đốn thảo là một loại cây tinh tế, yêu cầu ánh sáng mạnh, CO2 cũng như vi chất dinh dưỡng vi lượng và bổ sung sắt đều đặn. Nó cũng ưa nước mềm. Mặc dù là một loại cây đòi hỏi nhiều, nhưng đây là một đầu tư đáng giá. Khi Ngưu đốn thảo đã thích ứng với hồ cá của bạn, nó sẽ phát triển mạnh mẽ. Việc cắt tỉa đều đặn sẽ giảm bớt sự phát triển rậm rạp và dày đặc.

Rotala macrandra (Thanh hồ điệp)

  • Tên khoa học: Rotala macrandra ‘Green’
  • Ánh sáng: Trung bình – Cao
  • Nhiệt độ: 18-30˚C, nhiệt độ phát triển tốt nhất 22-25˚C
  • Dinh dưỡng: Trung bình/Cao
  • Tốc độ phát triển: Nhanh
  • Chăm sóc: dễ
  • Co2: có Co2 và ánh sáng mạnh cây dễ lên màu đẹp.
  • Vị trí trồng: Trung hoặc Hậu cảnh

Cây Thanh Hồ Điệp là một biến thể của Hồng Hồ Điệp, với lá tương đối nhỏ, dài và xanh hơn so với Hồng Hồ Điệp. Dưới ánh sáng mạnh, chúng có thể có hình trứng rộng và lá chuyển từ vàng cam và hơi đỏ rất đẹp. Chúng ta lên trồng cây này thật dầy để dễ tạo thành bụi đẹp. Cây được phát triển lần đầu ở phía tây Đức.

Một đặc điểm khá thú vị của Thanh Hồ Điệp là cây sẽ trông khá khác nhau tuỳ thuộc và điều kiện sinh trưởng của mỗi bể. Với ánh sáng vừa phải cây sẽ cho ra những chiếc lá thon dài, màu xanh vàng với thân hơi đỏ. Các mép lá được xẻ rõ ràng, đầu lá tù. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mạnh, lá cây có màu hơi đỏ, các ngọn cây có thể hình thành các dạng lá khác nhau từ hình trứng đến hình tròn với mép lá nhẵn. Sự thay đổi này khá ổn định lên có thể làm người chơi dễ nhận xét đây là 2 loại cây khác nhau.

Vallisneria sp (Cỏ thìa lùn)

  • Vị trí:trung cảnh, tiền cảnh 
  • Màu sắc: xanh chuối
  • Mức độ: dễ trồng
  • Tăng trưởng: rất nhanh
  • Nhu cầu ánh sáng: thấp vừa cao 
  • Loại: tự đẻ cây con 
  • Chiều cao trong hồ: 
  • Trồng cạn: có thể  
  • Độ khó : rất dễ  
  • Nhiệt độ: 18-28 độ 
  • Cấu trúc cây : thân dài 
  • Chiều cao : 10 – 20 cm 
  • Chiều rộng : 5-8 cm 

Dưới điều kiện tốt, cây Cỏ Thìa lây lan rất nhanh chóng và phát triển trong khoảng một tháng đầu. Khoảng cách trồng từ 2 – 4cm, phát triển tốt trong môi trường nước ngọt và ẩm ướt, cây phát triển tốt trong môi trường có nhiều ion Fe và giàu dinh dưỡng. 

Cỏ thìa cũng đã được tìm ra trong môi trường nước mặn, chứng minh đối tượng này có phạm vi phân bố lớn và rộng rãi trong hệ sinh thái. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá nóng (70-76 độ F là tốt nhất) hoặc không có nhiều ánh sáng, cây sẽ kiệt sức rất nhanh chóng và tăng trưởng chậm chạp. 

Cây thích ánh sáng. Độ pH và độ kiềm đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển của cây. Phân bón vi chất dinh dưỡng thúc đẩy cây mạnh hơn và tăng trưởng nhanh hơn. Hạn chế bón phân nitrat có thể làm cây đen hoặc có màu nâu, đặc biệt là dưới ánh sáng cường độ cao. CO2 không bắt buộc vì sẽ thúc đẩy tăng trưởng.

Echinodorus “Ozelot” (Trầu lùn)

  • Xuất xứ: Châu Âu.
  • Màu sắc: Màu xanh tươi
  • gH, kH:  ít ảnh hưởng
  • pH: 5 – 7
  • CO2: Không cần thiết. Nếu có càng tốt
  • Ánh sáng: Trung bình đến mạnh.
  • Thích hợp trồng: Trung cảnh.
  • Sinh trưởng: Chậm

TRẦU LÙN có nguồn gốc từ Nam Mỹ với các phiến là xòe xếp tầng xoay vòng. Màu sắc xanh mát mắt. Là loại cây dễ trồng dùng điểm bố cục cho hồ cá thủy sinh.
Trầu lùn có nhu cầu hút dưỡng cao nên phù hợp với các bể thủy sinh dư dưỡng giúp cân bằng dinh dưỡng, hạn chế rêu hại. Đối với hồ ít dưỡng cây vẫn xanh đẹp bình thường nhưng các tán lá chậm phát triển, cây nhỏ xinh xắn.
Trong điều kiện bể cá, Echinodorus grisebachii ‘Tropica’ chỉ cao từ 5 đến 10 cm, và với hình dạng chiếc lá, nó giống với Samolus valerandi, do đó, nó có tên tầm thường là “cây kiếm Samolus”. Những chiếc lá dưới nước thô, có màu xanh lá cây từ trung bình đến đậm, hơi gồ ghề và hình trứng hẹp. Chúng được làm tròn về phía cuối, với một đầu nhọn. Cây phát triển một hình hoa thị nhỏ gọn, lan rộng của nhiều lá theo thời gian.
Giống ‘Tropica’ không chỉ thấp hơn nhiều so với các dạng Echinodorus grisebachii khác như ‘Parviflorus’ và ‘Amazonicus’ mà còn phát triển chậm hơn nhiều. Nó cũng cần nhiều ánh sáng hơn những thứ này. Để cây phát triển khỏe mạnh, việc cung cấp chất dinh dưỡng tốt thông qua giá thể và bổ sung CO 2 là điều nên làm. Nhiệt độ thuận lợi là khoảng 22-28 ° C. 

Theo internet

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Hãy để lại bình luận nếu bạn có suy nghĩ khác!x