Top 7 loại cá dọn bể tốt nhất trong hồ thủy sinh

Để hồ thủy sinh hay hồ cá cảnh được sạch sẽ, ít cặn bẩn, sáng bóng đẹp mắt mà không phải mất nhiều thời thời để vệ sinh hồ và thay nước thường xuyên. Thì sự góp mặt của các chú cá dọn bể là một điều cần thiết và không thể không kể đến. 

Chức năng của giống cá này giống như một hệ thống máy lọc sinh học tự nhiên, giúp tiêu thụ những phần thức ăn thừa trong hồ cá, mút rêu tảo bám trên bề mặt kính, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường sinh thái của hồ. 

Phụ thuộc vào từng đặc tính, từng yếu tố mà người ta sẽ có nhiều cách phân loại cá dọn bể khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa vào đặc tính tìm kiếm thức ăn, cá dọn bể có thể chia thành ba loại: cá dọn bề mặt bể, cá dọn tầng giữa và cá dọn tầng đáy.

  • Cá dọn bề mặt: loại cá này chuyên tìm kiếm thức ăn trên bề mặt của hồ nước. Do đó, vị trí hoạt động của nó chủ yếu ở tầng trên nhằm vệ sinh mặt nước và tăng khả năng hòa tan oxy vào nước cung cấp cho các loài khác trong hồ.
  • Cá dọn bể tầng giữa: đây là loài cá hoạt động chủ yếu ở tầng giữa của hồ cá, giúp “dọn dẹp” những rong rêu, lá cây hỏng trên các cây thủy sinh và đánh bay những cặn bẩn bám trên thành kiếng của hồ khiến chúng luôn sáng bóng.
  •  Cá dọn tầng đáy: cá ở tầng này sẽ đảm nhận vai trò “thu thập” các thức ăn thừa, chất thải của các con cá khác trong hồ thủy sinh, giữ cho nền bể luôn sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.

Cá Otto

Cá Otto

Cá Otto là cá dọn bể ở tầng trên vì đặc tính sống ở gần mặt nước, thích nơi có dòng chảy xiết. Chúng thực hiện công việc vệ sinh rất siêng năng nên được yêu thích nhất trong các loài cá dọn bể.

Cá có sở thích ăn rêu, tảo trên gỗ mục, đá, rễ, lá cây. Món khoái khẩu của chúng là rêu nâu, lá cây mục nát, xác động vật chết. Chúng sử dụng miệng để bám dính vào thành, đi xung quanh bể và thực hiện công việc vệ sinh của mình.

Dòng cá này được đánh giá là hiền lành, nhút nhát, cần nơi ẩn nấp, không phá hại. Tuy nhiên, do không ăn được thức ăn công nghiệp nên chúng sẽ khó thích nghi với môi trường có ít rêu, tảo.

Cá otto cộng với ốc nerita và tép amano là bộ ba diệt rêu hại tuyệt vời nếu bể bạn đang có vấn đề về cân bằng dinh dưỡng, rêu phát triển không kiểm soát. 

Cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo

Đây là một trong những loài cá cảnh, chuyên được các nhà chơi thủy sinh lựa chọn như một người quản gia với công việc dọn bể. Đây là một trong số những loại cá cảnh không thể thiếu trong các bể thủy sinh, dùng để kiểm soát rêu hại mọc trên thành bể.

Cá tỳ bà beo sống ở tầng nước đáy, sinh sản bằng cách đào hang đẻ trứng, mỗi lần đẻ khoảng 300 trứng. Loài cá này chuyên ăn rong rêu và mút các chất nhớt ở thành và đáy bể, chúng thực sự thích hợp nuôi trong bể thuỷ sinh với nhiều loài cá khác. Tuy nhiên, loài cá này rất phá cây nên không thích hợp nuôi trong những bể trồng nhiều thuỷ sinh. Bể cá tỳ bà beo nên bố trí nhiều tiểu cảnh bằng gỗ đá để chúng làm nơi trú ẩn.

Loài cá này rất dễ nuôi, hoạt động chủ yếu về đêm và thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Đặc biệt chúng chịu lạnh rất giỏi, có thể nhịn đói cả tháng mà không chết.

Mặc dù là loài ăn tảo, thực vật nhưng cá tỳ bà beo cũng sẽ ăn cá chết trong bể thuỷ sinh. Loài cá này cũng thường bám theo và hút nhớt trên mình của những loài cá có dạng xẹp ngang như cá dĩa và cá thần tiên khi chúng đang ngủ. Cá tỳ bà beo phát triển rất nhanh và có thể sớm trở nên quá lớn, lấn át đối với bể cá nhỏ.

Cá bống vàng/ cá nô lệ dọn bể

Cá bống vàng/ cá nô lệ

Cá Bống hay còn gọi là cá dọn bể Nô Lệ hoặc cá Mút Rong cũng là một cái tên được xướng danh trong top những loại cá dọn bể tích cực nhất. Nguồn gốc loài cá nước ngọt này xuất phát từ khu vực Đông Nam Á, nhất là vùng hạ lưu con sông MeKong trù phú. Cá có màu vàng óng ánh nên rất được ưa chuộng trong việc vừa làm cá cảnh vừa dọn vệ sinh bể cá.

Vì cá có kích thước lớn nên thức ăn cần thiết để cung cấp cho cơ thể cũng cần rất nhiều. Chúng ăn những tạp chất của lá cây, thân cây thủy sinh, rong rêu,… Đặc trưng của cá bống là chỉ hoạt động ở tầng giữa. Tuy nhiên, nếu cạn kiệt thức ăn, chúng vẫn sẽ “ săn lùng” ở các khu vực khác.

Cá tỳ bà bướm

Cá tỳ bà bướm

Loài cá độc đáo này thược được nhầm với cá đuối bởi ngoại hình tròn và dẹt, cộng với hai cái vây bơi to, nằm ngang của chúng. Về mặc lý thuyết thì cá tỳ bà bướm thuộc họ cá chạch. 

Cá tỳ bà bướm là loài ăn rêu chăm chỉ, thực đơn chính của chúng là các loại rêu bám trên đá, gỗ và kính. Chúng rất hiền lành, kích thước bé, không làm hỏng nền, là dòng cá ưa chuộng trong tất cả các bể thủy sinh, nuôi cá.

Cá bút chì

Cá bút chì

Cá bút chì là loài cá ăn rêu hại tuyệt vời. Chúng cũng có thể lớn đến kích thước khá lớn, có thể lên tới 15cm nên bạn chỉ nên nuôi chúng nếu có bể cá to. 

Chúng cũng là loài cá hiền lành, không bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên thỉnh thoảng cá bút chì cũng hơi hung hăng với các con cùng loài. Nhưng nhìn chung thì chúng vẫn là loài cá phù hợp để nuôi trong những bể cá cộng đồng miễn là bạn cho chúng đủ không gian để sống. 

Tuy nhiên, cá bút chì size lớn có thói quen tranh ăn thức ăn với cá khác nên nếu muốn chúng dọn dẹp thì chỉ nên chọn cá size nhỏ.

Cá Bác sĩ

Cá bác sĩ là một loài sống ôn hòa và cũng thích những bể cá có dòng nước mạnh. Loài cá ăn tầng đáy này có miệng hút và vây dưới giúp cho chúng không bị nước cuốn đi trong những con suối ở Myanmar. 

Hình dáng cá Bác Sĩ thon dài, có đốm nâu, vàng xen kẽ kết hợp với vây và đuôi có màu đỏ ửng vô cùng độc lạ. Cá sẽ săn mồi bằng cách bám vào mặt lá cây, mặt kính ăn rêu hại và bụi bẩn, tảo. Chúng thỉnh thoảng cũng thích tiếp xúc với người nếu ta đưa tay vào bể. 

Cá bác sĩ cũng hung hăng với con cùng loài, nhưng chúng không gây thương tích cho nhau. Nhưng mình vẫn khuyên bạn chỉ nuôi một con một bể.

Cá chạch culi

Chúng là loài cá sống tầng đáy hoàn hảo cho mọi bể thủy sinh. Khả năng lẩn trốn, kiếm thức ăn của chạch culi có thể giúp chúng được nuôi cùng với bất kỳ loài nào miễn là trong bể có đủ chỗ trốn.

Nếu vào ban đêm bạn cho cá ăn thì chạch culi sẽ chui ra ngoài khỏi nơi ẩn nấp và bắt đầu đi kiếm thức ăn. Chúng là loài hoạt động vào ban đêm vậy nên bạn sẽ hiếm thấy chạch xuất hiện vào ban ngày. Nếu bạn vẫn muốn nhìn thấy chúng nhiều hơn thì bạn nên nuôi chạch culi theo đàn từ 6 con trở lên. Khi được nuôi theo đàn thì cá sẽ thoải mái và bạo dạn, bơi ra ngoài nhiều hơn. 

Cá chạch culi có thể chui rúc, dọn dẹp thức ăn thừa dưới nền hoặc trong bất kì ngõ ngách nào trong bể. 

Các loài ốc và tép dọn bể

Ốc nerita

Ngoài cá ra, ốc và tép cũng có thể là loài giúp dọn dẹp bể và xử lý rêu hại tuyệt vời cho bể của bạn. Một số loại tép có thể kể đến là: 

  • Tép amano
  • Tép màu
  • Tép lạnh
  • Tép mũi đỏ
  • Tôm vợt

Một số loại ốc dọn bể có thể kể đến:

  • Ốc táo vàng
  • Ốc nerita
  • Ốc sula
5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Hãy để lại bình luận nếu bạn có suy nghĩ khác!x