Nguyên nhân và cách trị cá cảnh bị nấm trắng

Bạn phát hiện ra trên người mấy con cá của của mình bỗng dưng xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti mặc dù tối qua chúng vẫn hoàn toàn bình thường!

Căn bệnh mà cá của bạn đang gặp phải là bệnh nấm trắng. Đây là một trong những loại bệnh phổ biến nhất cá cảnh có thể bị mắc phải. May mắn thay là nó quá nguy hiểm và dễ chữa nếu bệnh chưa chuyển xấu. Bạn cũng phải thực hiện các biện pháp chữa trị ngay lập tức để giải quyết được căn bệnh này trước khi nó kịp lây lan sang các con cá khác trong bể. 

Bệnh nấm trắng là gì?

Bệnh nấm trắng hay còn gọi là bệnh đốm trắng là căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các loại cá nước ngọt. 

Nguyên nhân gây bệnh nấm trắng là một loài ký sinh – một loài trùng lông với tên khoa học là Ichthyophthirius multifiliis. 

Cá mắc khi mắc bệnh nấm trắng sẽ có những hạt trắng nhỏ li ti với đường kính khoảng 1 mm nhìn giống như những hạt muối, xuất hiện trên thân, vây, mang hoặc thậm chí là ở trên mắt. 

Sau khi chúng ký sinh, phát triển đầy đủ thì loài ký sinh này sẽ rơi ra khỏi người cá, bám trên nền bể hoặc các loại bề mặt khác và sinh sôi. Khi quá trình sinh sôi kết thúc thì từ một con trùng lông sẽ sản sinh thêm hàng trăm con khác. Sau khi được sinh ra thì chúng có thể bơi tự do trong nước trong vòng 2-3 ngày trước khi bám vào vật chủ mới. 

Bạn càng phát hiện căn bệnh này sớm thì bạn sẽ càng dễ chữa trị cho cá hơn. 

Nguyên nhân cá bị nấm trắng

Nguyên nhân phổ biến khiến cho cá bị mắc bệnh đốm trắng là bạn đã tình cờ đưa nguồn bệnh từ bên ngoài vào trong bể cá của mình. Đó có thể là cá mới mua, cũng có thể là tép, cây cối hoặc đồ trang trí từ bể khác. 

Mặc dù các con cá khi mới được mua về nhìn hoàn toàn khỏe mạnh và không có dính gì trên người. Trên thực tế là trên người chúng đã có chứa mầm bệnh nhưng loài kí sinh gây bệnh chưa phát triển hết nên bạn chưa thể phát hiện được. 

Biểu hiện của cá bị nấm trắng

Thông thường bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh nấm trắng dựa vào ngoại hình của chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dễ gây nhầm lẫn. Một trong số đó là cá vàng đực sẽ có những đốm trắng nhỏ ở gần mang và phía đầu vây ngực khi chúng đến mùa sinh sản, nhìn rất giống bệnh đốm trắng. 

Những dấu hiệu nhận biết cá bị bệnh đốm trắng là:

  • Xuất hiện những đốm trắng nhỏ li ti trên thân và vây cá
  • Cá thỉnh thoảng bơi nhanh và cọ mình vào các đồ vật trong bể
  • Trên thân cá xuất hiện các vết xước hoặc mất vảy do việc cọ người 
  • Khi tình hình chuyển biến xấu cá thậm chí sẽ bị khó thở

Cách chữa trị bệnh

Đốm trắng không phải là căn bệnh cá có thể tự khỏi được, bạn điều trị cho cá càng sớm thì cơ hội chữa khỏi cho cá càng cao hơn. Nếu để lâu thì loài ký sinh này sẽ nhanh chóng sinh sôi trong bể và chẳng mấy chốc cả đàn cá trong bể bạn sẽ ra đi. 

Bạn nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị cho cá?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị đốm trắng ở cá cảnh, có thể kể đến là:

  • Xanh methylen
  • Biozym white spot
  • Bio knock 2
  • API ICK Cure

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau để chữa trị đốm trắng ở cá cảnh. 

Bản thân mình đã thử dùng xanh methylen và bio knock 2 để chữa trị cho cá và đã thành công. 

Cách chữa đốm trắng cho cá

Việc đầu tiên bạn cần làm là bỏ vật liệu lọc carbon trong lọc ra bởi chúng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Nếu có thể thì bạn hãy sử dụng một bộ lọc phụ và chạy lọc chính ở bể khác trong một vài ngày để tránh việc sử dụng thuốc làm chết vi sinh trong lọc. 

Nếu có thể thì bạn hãy vớt hết cá ra khỏi bể chính và cho vào bể chữa bệnh và không cần lo lắng về việc xử lý nước trong bể chính. Lý do là bởi sau 3 ngày ở nhiệt độ ấm mà không tìm được vật chủ mới thì loài ký sinh này sẽ không thể phát triển và sinh sản. 

Với từng loại thuốc bạn sử dụng thì hãy nghiên cứu kỹ liều lượng của nhà sản xuất và làm theo đúng như vậy. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bio knock 2 (link lazada) – đây là loại chất an toàn cho cá, được sử dụng để trị các loài kí sinh hoặc nấm. 

Khi sử dụng thuốc thì có thể bạn sẽ làm chết vi sinh, cả có lợi lẫn có hại trong bể. Vậy nên bạn không nên sử dụng lâu dài và cần phải có vi sinh để bổ sung cho bể sau khi chữa trị xong cho cá. 

Cách dùng như sau:

  • Nhỏ một giọt bio knock 2 cho mỗi 10 lít nước. Cho đúng liều lượng thuốc rất quan trọng vậy nên bạn hãy tính thể tích nước trong bể và nhỏ theo liều lượng tương ứng.
  • Sủi oxy liên tục cho cá
  • Quan sát trong vòng 3 ngày, sau đó bạn hãy thay tầm khoảng 25% lượng nước trong bể và loại bỏ phân cá dưới đáy nền bể. 
  • Nếu cá chưa khỏi bệnh thì bạn hãy nhỏ thêm liều lượng tương tự. 
  • Một khi cá đã khỏi bệnh thì bạn có thể di chuyển lại cá về bể chính. Bạn nên đảm bảo đã tách cá ra ngoài trong ít nhất là 4-5 ngày để kí sinh trong bể không tìm được vật chủ và chết hết.  

Về lọc

Bạn có thể sử dụng lọc khi chữa bệnh cho cá, tuy nhiên bạn cần phải loại bỏ vật liệu lọc carbon để tránh làm giảm tác dụng của thuốc. 

Lưu ý

Bio knock 2 hoặc xanh methylen, các loại thuốc khác thường sẽ an toàn cho người dùng, tuy nhiên bạn nên tránh để thuốc rơi trúng quần áo, tay bởi thuốc sẽ làm dính màu lên đó. Bạn cũng nên đặc biệt tránh không để thuốc dính vào mắt vì lý do an toàn. 

Sử dụng muối để chữa trị nấm trắng được không?

Bạn có thể sử dụng muối kết hợp với việc điều chỉnh nhiệt độ để chữa trị cho cá. Tuy nhiên cách chữa trị này rất dễ gây stress cá và cây cối. 

Đặc biệt là nếu sử dụng muối thì bạn không được cho muối trực tiếp vào bể chính bởi làm vậy có thể gây chết cây. Thay vì đó, bạn nên cho cá ra bể riêng để chữa bệnh.

Bạn nên sử dụng các loại muối tinh hoặc các loại muối chuyên dụng cho cá thì càng tốt. 

Cách chữa trị cho cá bị bệnh đốm trắng bằng muối như sau:

  • Đợt 1 (5 ngày): với mỗi 1 lít nước thì bạn bỏ 1g muối. Trong bước này thì bạn hãy cho một lượng nhỏ muối như bên trên, đồng thời bật lọc và sủi oxy cho cá. Quan sát trong vòng 5 ngày, nếu cá vẫn chưa khỏi thì bạn hãy tiến hành bước 2. 
  • Đợt 2 (10 ngày): với mỗi 2 lít nước thì bạn cho thêm 1g muối. Tại bước này bạn tăng liều lượng muối thêm nếu cá vẫn chưa khỏi bệnh. Nồng độ muối tại thời điểm này sẽ có thể ảnh hưởng đến cá một tẹo. Quan sát cá trong vòng 10 ngày, nếu cá vẫn chưa khỏi thì tiến hành thực hiện bước 3. 
  • Bước 3 (5-10 ngày): với mỗi 2 lít nước thì bạn cho thêm 1g muối. Bạn lưu ý là có một số loài cá đặc biệt nhạy cảm với muối (xem thêm bên dưới) vậy nên nếu bạn chữa trị cho chúng thì hãy dừng ở bước 2. 
  • Bước 4: Khi cá đã khỏi bệnh thì hãy thay 25-30% nước bể chữa bệnh bằng nước ở bể chính và đợi khoảng 2 ngày sau đó tiếp tục thay 25-30% lượng nước. Sau khoảng 1 tuần thì hãy di dời cá lại vào bể chính. 

Bạn có cần phải sử dụng sưởi không?

Mình không thực sự thích sử dụng sưởi lắm bởi làm vậy sẽ dễ gây stress cá khi đang chữa bệnh. Tăng nhiệt độ lên chỉ giúp rút ngắn quá trình sinh sản và trưởng thành của loài ký sinh này, khiến chúng rơi ra khỏi người cá nhanh hơn và không có tác dụng khác. 

Khi bạn gia tăng nhiệt độ thì cũng khiến nhu cầu về oxy của cá gia tăng. 

Vậy nên cá khi đang bị nhiễm đốm trắng, gặp khó khăn trong việc hô hấp bởi đốm trắng nhiều khi sẽ tấn công mang cá, sẽ càng khó thở hơn khi bạn tăng nhiệt độ nước. 

Một số loài cá nhạy cảm với muối trong nước

Một số loài cá , đặc biệt là loại cá không có vảy sẽ đặc biệt nhạy cảm với nồng độ muối cao trong nước. Kể đến như:

  • Cá chuột
  • Các loài cá mèo
  • Chạch
  • Cá nóc

Vậy nếu bạn có các loài cá này và chúng bị nấm trắng thì bạn không nên sử dụng muối để chữa trị.

Cách xử lý cho hồ cá bị nấm trắng

Như mình đã nhắc đến bên trên, loại bỏ mầm bệnh trong hồ cá bị nấm trắng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần tách riêng hết cá ra bể khác trong vòng 4-5 ngày với điều kiện nhiệt độ không quá lạnh là được. Lý do là bởi loài ký sinh gây bệnh nấm trắng sẽ chết nếu chúng không tìm được vật chủ mới trong khoảng thời gian đó. 

Bạn cũng có thể chữa trị trực tiếp cho cá ở bể chính cũng được nhưng nên lưu ý bổ sung thêm vi sinh sau khi chữa trị bởi một số loại thuốc có thể khiến cho vi sinh trong bể bị chết. 

Cách phòng chống bệnh đốm trắng

Để phòng chống trường hợp cá bị đốm trắng về sau thì trước khi bạn mua bất kỳ thứ gì, bao gồm cá, tép và cây cối thì bạn cần phải cách ly chúng ra bể riêng trong vòng 4-5 ngày nếu bạn muốn an toàn. 

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể và muốn cách ly cá lâu vậy đúng không? Ít nhất là bạn hãy mua cá, cây cối hoặc tép ở các cửa hàng uy tín, cá tép và cây đã được dưỡng đầy đủ. Tại đó khi mua về họ cũng đã thực hiện các bước cách ly, khử trùng và dưỡng cá cẩn thận trước khi bán rồi. 

Ngoài ra thì bạn hãy giữ cho bể luôn sạch, sử dụng bộ lọc tốt và thay nước cho bể thường xuyên. Cụ thể là thay 10-15% lượng nước trong bể mỗi tuần. Khi sống trong môi trường nước sạch và được chăm sóc thường xuyên, cá sẽ khỏe mạnh hơn và đồng thời cũng phát triển được hệ đề kháng khỏe. Hệ đề kháng của cá không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh đốm trắng mà đồng thời còn giúp phòng tránh được vô số vấn đề có thể phát sinh về sau

Bệnh nấm trắng ở cá có lây không?

Bệnh đốm trắng có lây và lây rất nhanh, vậy nên bạn phải chữa trị cho cá một cách nhanh chóng trước khi nó lây lan khắp bể của bạn. 

Theo aquasetup.com

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Hãy để lại bình luận nếu bạn có suy nghĩ khác!x