Vì sao gọi là cây thủy sinh không cần co2?
Bởi vì cây thủy sinh là cây có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường nước, chúng không cần hoặc cần rất ít khí co2 để sinh tồn. Cũng vì lẽ đó mà cây thủy sinh càng ngày càng được giới yêu thích cây cảnh nói chung và cây thủy sinh nói riêng ưa chuộng. Chúng có thể để trong các bể nhỏ trang trí cho các không gian nhỏ nhắn như bàn học, bàn làm việc, chúng có thể được dày công thiết kế trong các hồ kính lớn cho các không gian to hơn như ở phòng khách, phòng họp, sảnh ra vào của công ty, khách sạn…v.v. Sử dụng cây thủy sinh không chỉ duy nhất với một mục đích chơi thủy sinh, chúng còn được làm cây cảnh trang trí hồ cá, bể cá với rất nhiều công dụng.
Các loại cây thủy sinh không cần co2 lý tưởng cho bạn!
Hãy tham khảo danh sách những cây thủy sinh không cần co2 dễ trồng bậc nhất hiện nay với đầy đủ thông tin bổ ích đang chờ bạn.
Cây tiểu bảo tháp
Nằm trong top cây thủy sinh không cần co2 và dễ trồng nhất chính là tiếu bảo tháp với những lợi thế như dễ ra rễ, phát triển nhanh và sinh trưởng tốt trên mặt nước. Tiểu bảo tháp mang cho mình một vẻ đẹp xanh tươi với nhiều tầng lá tỏa ra xung quanh. Khi bạn muốn nhân thêm cây con, bạn chỉ cần cắt một phần của nó và cắm xuống nền hồ, nó sẽ đâm rễ và cho ra một cây mới.
Tuy nhiên, tiểu bảo tháp cần được quan tâm về mặt ánh sáng, chúng là loài ưa ánh sáng nên bạn cần đèn thủy sinh chuyên dụng nếu bạn muốn trồng chúng trong nhà hoặc bạn có thể trồng ở ban công. Một điều bạn cần lưu ý nữa đó là về nhiệt độ, loài cây thủy sinh này khi gặp nhiệt độ quá cao sẽ héo dần do nhiệt độ quá cao làm nó phát triển chậm đi. Nhiệt độ tối ưu là từ 21 đến 24 độ.
Rong la hán
Rong lá hán cũng là một cây thủy sinh dễ trồng, bao gồm hai loại la hán đỏ và la hán xanh. Chúng mọc nhiều ở đầm lầy, ao suối, các kênh nước ngọt nên hoàn toàn thích nghi tốt khi trồng làm cây thủy sinh. Tuy nói chúng không cần co2 nhưng nếu bạn cung cấp một lượng co2 vừa đủ, quá trình phát triển của rong la hán sẽ rất tốt. Dòng cây này thích hợp ở bể thủy sinh nhiều kích thước.
Mẹo: Khi trồng tại các hồ nhỏ, bạn nên thêm cho chúng một ít rêu thì chúng sẽ phát triển rất nhanh đó.
Khi cây đang lớn dần, chúng sẽ mọc thẳng lên cao, vì vậy vị trí hậu cảnh là vị trí đặt rong la hán phù hợp nhất vì nó làm hồ của bạn trông rất đẹp. Không như tiểu bảo tháp, loài cây này chỉ cần ánh sáng ở mức trung bình. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn trồng rong đỏ, bạn nên bổ sung phân nước và cho thêm sắt, như vậy cây mới cho ra màu đỏ. Seachem Iron là loại phân chuyên dùng trong nuôi trồng cây thủy sinh, bạn có thể cân nhắc bổ sung loại phân này cho cây trồng của bạn.
Rong đuôi chó
Một loại rong khác cho các bạn tham khảo chính là rong đuôi chó. Một số bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa ba loại tiểu bảo tháp, rong la hán và rong đuôi chó vì chúng có vẻ ngoài tương đối giống nhau. Rong đuôi chó có tán lá nhỏ, trong khi rong la hán có tán lá mọc xen kẽ rậm và dày, còn tiểu bảo tháo có các tầng tháp lá mọc đối xứng với nhau.
Loại rong này phù hợp trồng trong các bể nhỏ trong nhà hoặc các hồ lớn ngoài trời. Bật mí nhỏ cho bạn, khi trồng rong đuôi chó ngoài trời, khả năng sinh trưởng của chúng sẽ tốt hơn so với khi trồng ở bể trong nhà. Thêm vào đó, nếu bạn muốn đặt cây ở trong nhà, bạn phải lựa chọn các bể thủy sinh có kích thước tương đối lớn vì rong đuôi chó phát triển rất mạnh và nhanh chóng.
Cây lưỡi mác
Lưỡi mác có rất nhiều tên gọi khác nhau bao gồm những cái tên toát lên vẻ xinh đẹp, kinh diễm như bách thủy tiên, thủy cúc đến những cách gọi mộc mạc nhưng độc đáo lan muỗng. Ngoài ưu điểm là cây thủy sinh không cần co2, loại cây này không cần phân nền, chế độ dinh dưỡng thấp và nhu cầu ánh sáng trung bình, tốc độ phát triển nhanh. Không những vậy, lưỡi mác có thể sống ngập trong nước hoặc chỉ một phần rễ chìm trong nước.
Nếu bạn muốn ngắm hoa của cây lưỡi mác, hãy chiếu sáng cho chúng hoặc trồng ở ngoài trời, lúc ấy cây sẽ cao lên và đơm hoa với những chiếc hoa bé xinh màu trắng nhị vàng.
Lưu ý nhỏ: Khác với những cây thuỷ sinh khác, bạn không nên bỏ phân nitrat cho lưỡi mác vì nitrat sẽ là nguyên nhân khiến lá cây chuyển sang màu đen hoặc nâu.
Cây dương xỉ thường
Dương xỉ thường hay còn gọi là dương xỉ java, cũng mang các đặc điểm về điều kiện sống giống như lưỡi mác nhưng lại phát triển chậm hơn nhiều, thậm chí sinh trưởng chậm hơn cả rêu. Bù lại, dương xỉ thường có sức sống cao, đa dạng các loại với kích thước khác nhau nên có nhiều sự chọn lựa vị trí đặt trong hồ như tiền cảnh, trung cảnh và cả hậu cảnh.
Một số loại dương xỉ có mặt ở hầu hết các cửa hàng cây thủy sinh hiện nay gồm dương xỉ lá hẹp, dương xỉ lá kim, dương xỉ lá nho, dương xỉ lá ổi, dương xỉ Trident, dương xỉ Philip, v.v.
Khi trồng loại cây này trong bể, bạn không nên cắm thẳng xuống nền bể vì rễ cây sẽ bị thối và chết cây, thay vào đó, bạn cần đá hoặc lũa thủy sinh để buộc cây lên. Tránh đặt cây ở khu vực có ánh sáng quá nhiều vì điều này sẽ làm lá dương xỉ bị đen.
Cây xương cá
Một “ứng viên” sáng giá khác trong danh sách này là cây xương cá. Chúng có hình dánng lá khá thu hút giống với chiếc đuôi cá, và cũng là một loại cây khá dễ trồng. Tuy nhiên, chúng lại hơi “khắt khe” về môi trường sống: yêu cầu về ánh sáng cao, dinh dưỡng cũng phải cao vì chúng có sức sống mãnh liệt và khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt. Cũng nhờ vào yếu tố phát triển nhanh và nhu cầu dinh dưỡng cao mà các hồ, bể dư dinh dưỡng rất phù hợp trồng thêm loại cây này.
Nếu bạn muốn cây ra lá nhanh và bung xòe, hãy bổ sung co2 cho chúng, sau khoảng 2 tuần, chúng sẽ vươn cao và xòe ra lá trông rất mỹ miều. Bạn cũng cần chú ý độ pH của nước để thuận lợi cho việc phát triển của cây, độ pH thích hợp nằm trong khoảng từ 5.0 đến 8.0.
Rêu thủy sinh
Một loại không thể thiếu khi nhắc đến cây thủy sinh không cần co2 chính là rêu thủy sinh. Loại thủy sinh này tạo ra lớp nền xanh mướt dưới đáy hồ, giúp bố cục trang trí đẹp mắt hơn và không bị trống trải. Rêu thủy sinh flame, rêu thủy sinh java, rêu minifiss, rêu mini taiwan, và rêu weeping là những loại rêu nằm trong top rêu thuỷ sinh được mua nhiều nhất.
Rêu là loài có xu hướng thích nơi ẩm thấp, mát mẻ, có ánh sáng vừa phải. Chúng không ưa kim loại nặng, đặc biệt là kim loại sắt. Trong trường hợp nước có nhiều sắt (Fe), bạn nên bổ sung các loại nền như gex xanh, ADA vì chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng dưa thùa tốt, có khả năng hút kim loại sắt dưa thừa.
Ráy nana petite
Ráy nana petite lá nhỏ có vẻ ngoài trông khá là nhỏ nhắn, dễ thương, các chiếc lá bé xinh mọc lên có cách sắp xếp đều, đẹp mắt cùng màu xanh căng tràn sức sống. Vì thế, ráy lá nhỏ rất phù hợp cho vị trí tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Cây cũng được xếp vào hàng dễ trồng, dễ chăm sóc vì chúng tồn tại và phát triển trong điều kiện ánh sáng thấp đến rất cao. Đặc biệt, bạn nên lưu ý về mức phosphate vì nó liên quan đến việc ra hoa và hiện tượng tảo đốm. Mức phosphate cao sẽ giúp cây cho ra hoa, đồng thời giảm trường hợp tảo đốm khi kết hợp với phân bón và thành phần sắt.
Cỏ Cọp thuỷ sinh
Cỏ Cọp là một loài cây thủy sinh khá là nổi tiếng và thuộc nhóm cây thủy sinh dễ trồng và phát triển nhanh. Nhờ chiều rộng có kích thước nhỏ nên cây không làm mất ánh sáng của những loài động vật thủy sinh khác sinh sống trong bể. Cỏ Cọp được ưu ái xếp vào mức độ hài lòng “5 sao” vì chúng thuộc nhóm dễ chăm sóc, mang một vẻ đẹp mới mẻ. Để loài cây này được phát triển tốt và đẹp mắt ta nên để ngay trong dòng chảy lưu thông của bể.Ở nhiều cuộc thi giải thế giới dường như bất kể thí sinh nào cũng dùng loại Cỏ Cọp này để trang trí cho bể của mình. Chính vì có màu xanh non và chiều dài lý tưởng nên thường được đặt ở vị trí hậu cảnh, tạo cho không gian được sâu hơn và thanh mát khi nhìn vào bể.
Bèo: Cây thuỷ sinh không cần co2 phổ biến
Đến với một loại cây hoàn toàn khác so với những cái tên đã kể ở trên, bèo – loại cây nổi trên mặt nước. Vì thuộc dạng cây nổi trên mặt nước nên bèo không cần phân bón. Chúng phát triển bằng cách tiêu thụ các chất dinh dưỡng có trong nước. Một số dòng bèo có thể kể đến gồm bèo cái, bèo ong và bèo rễ đỏ. Các loại bèo khác nhau có tốc độ phát triển từ trung bình đến nhanh. Mỗi loại bèo đều có những đặc điểm giống nhau như đòi hỏi khá cao về nhu cầu ánh sáng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, sức sống và hình dáng hoa.
Cây bèo Nhật
Một dòng bèo khác và rất được ưa chuộng, đặc biệt trồng trong chậu cá cảnh đó là bèo Nhật. Bèo Nhật khá dễ trồng, không cần co2 hoặc cần lượng co2 rất thấp. Nhìn chung, bèo Nhật cũng giống các loại bèo khác, dễ trồng, dễ sinh sản. Điểm nổi bật của bèo Nhật nằm ở phần rễ, chúng có bộ rễ dài, độc đáo nổi bật. Thêm vào đó, nước tĩnh là môi trường thủy sinh lý tưởng đối với loại bèo này. Trong môi trường thủy sinh có độ sáng phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng, dòng bèo này sẽ sinh trưởng mạnh, lá ra nhiều, thậm chí hoa cũng sẽ nở.
Cây súng thủy sinh
Nếu bạn không chỉ muốn cái hồ thủy sinh của mình trông thật nhàm chán chỉ có một màu xanh, bạn hãy cân nhắc súng xác pháo (một loại súng thủy sinh) vào danh sách cây thủy sinh không cần co2 nhé vì chúng có một sắc đỏ rất độc đáo. Ngoài cái tên súng xác pháo, bạn còn có thể gọi nó bằng tên súng đỏ.
Loại cây súng thủy sinh này sống được ở cả hai môi trường bán cạn và dưới nước. Chúng phát triển rất mạnh mẽ, khi gặp đủ các điều kiện nhiệt độ mát, dinh dưỡng tốt, chúng sẽ ra lá con trong vòng vài ngày ở môi trường ngập nước và nở hoa, kết hạt ở môi trường bán cạn.
Cây tiêu thảo nâu
Nếu bạn yêu thích sắc nâu độc lạ, cây tiêu thảo nâu chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. Dòng cây thủy sinh này chỉ cần ánh sáng ở mức trung bình và là cây không khó trồng cũng như chăm sóc. Khả năng phát triển của chúng không quá nhanh. Khi được cung cấp một môi trường nước ổn định có đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng lý tưởng, tiêu thảo nâu có sắc nâu sẫm trên mặt lá và sắc tím phớt ở dưới mặt lá rất đẹp.
Cây hẹ(cỏ thìa) thủy sinh
Đến với hẹ thủy sinh, một loài thủy sinh có hoa khác rất dễ trồng và sinh trưởng. Nếu trong điều kiện sống tốt, hẹ thủy sinh có thể có kích thước lên đến 183cm nên việc cắt tỉa là vô cùng cần thiết. Bạn cần lựa chọn bể có kích thước lớn để cho hẹ có môi trường phát triển. Về mặt chất nền, bạn có thể chọn sỏi, cát hay phân nền. Khả năng sinh trưởng của hẹ thủy sinh sẽ giảm đi nếu nước có tính axit, vì vậy bạn hãy chú ý đến điều kiện, độ pH của nước nhé.
Cây rêu Willow Moss
Rêu willow moss hay được mọi người ở nước ta gọi là rêu liễu, có lá mọc thành bụi rậm với sắc xanh đậm. Chúng vô cùng dễ chịu với môi trường nước có nhiệt độ khác nhau từ ấm cho đến lạnh. Chúng cũng không quá đòi hỏi nhiều về ánh sáng và dinh dưỡng nên rất phù hợp với những người bận rộn. Rêu liễu phù hợp ở cả ba vị trí đặt trong hồ và có thể kết hợp gắn và lũa hoặc đá.
Gợi ý: Nếu bạn muốn chúng mọc ra dáng cây xanh đậm, đẹp mắt hơn thì bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng cũng như một lượng nhỏ khí co2.
Theo muabancaytrong.com